11 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐANG TRONG Ở TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI

Một mối quan hệ độc hại là một mối quan hệ có động lực không lành mạnh và khiến bạn đau khổ hoặc tổn hại vì không được hỗ trợ, bị thao túng hoặc thiếu tôn trọng. Mặc dù tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc thật ích kỷ nhưng một người thực sự độc hại sẽ lấy đi rất nhiều mà không trả lại cho bạn thứ gì. Cảm giác sẽ giống khi bị ma ca rồng cắn, bạn sẽ thấy mình cạn kiệt năng lượng, niềm vui và quyền tự chủ. Bạn thấy mình giống như đang phục vụ một ai đó với cái giá phải trả là cảm xúc, nhu cầu và niềm vui của bản thân.

Dĩ nhiên chăm sóc và hy sinh là một phần của mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng một mối quan hệ lành mạnh sẽ giúp người trong cuộc mang lại sự sống cho nhau nên những thăng trầm và hy sinh đều hướng tới sự kết nối và tình yêu.

Khi nhắc đến mối quan hệ độc hại chúng ta chỉ thường liên tưởng đến những cặp đôi yêu nhau nhưng trên thực tế bất kỳ mối quan hệ nào cũng có thể trở nên độc hại, bao gồm cả mối quan hệ với đồng nghiệp, bố mẹ, anh chị em hay bạn bè.

Sau đây là 11 dấu hiệu nhận biết một mối quan hệ độc hại:

1. Bạn không cảm thấy an toàn

Tôi đang muốn nói về cảm giác an toàn về mặt cảm xúc. Hãy thử nghĩ xem: Bạn có thể cởi mở chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình với người này không? Tiếng nói của bạn có quan trọng không? Hay bạn cảm thấy như mình luôn phải chỉnh sửa chính mình, lo sợ những gì họ sẽ làm hoặc nói nếu bạn hoàn toàn trung thực?

Một mối quan hệ lành mạnh tạo không gian cho mọi người được không hoàn hảo và có trách nhiệm. Bạn có thể nói với nhau những điều tốt và những điều đáng xấu hổ một cách cởi mở, ngay cả khi đó là những tổn thương. Bạn có thể được nhận diện đầy đủ mà vẫn được yêu thương trọn vẹn.

2. Bạn có khả năng giao tiếp kém (hoặc thậm chí không thể giao tiếp)

Giao tiếp tốt là nhịp tim của mọi mối quan hệ và rất dễ đi chệch hướng nếu không có sự chú tâm. Rất nhiều cặp vợ chồng đã trải qua những giai đoạn độc hại vì một bên ngại bày tỏ nhu cầu và mong muốn của mình. Sự ngại ngần không chỉ gây ra tắc nghẽn mà còn sinh ra những kỳ vọng và thất vọng. Chỉ đến khi hai bên học được cách cởi mở thì sự kết nối thực sự mới được thiết lập.

Và đừng nhầm lẫn, thành thật không có nghĩa là mọi thứ sẽ ổn một cách kỳ diệu. Mọi thứ có thể sẽ không thoải mái hoặc đau đớn. Điều đó là bình thường. Nhưng việc chôn vùi những tổn thương và nhu cầu sâu bên trong chỉ dẫn đến sự oán giận mà thôi.

Các ví dụ khác về giao tiếp kém hiệu quả bao gồm châm chọc, thao túng từ ngữ, không trung thực và gắn phán xét vào lời nói của người khác mà không yêu cầu làm rõ.

3. Bạn cảm thấy bị bỏ rơi và bị lợi dụng.

Bạn đã bao giờ thử trồng cây chưa? Hãy tưởng tượng bạn có một khu vườn tuyệt đẹp ở sân nhà. Đến một ngày bạn quyết định để chúng tự lo liệu cho sự sống của mình: không tưới nước, không bón phân hay làm cỏ. Chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc chắn đó sẽ không còn là khu vườn tuyệt đẹp lúc ban đầu nữa

Con người chúng ta cũng cần được chăm sóc như khu vườn đó. Nếu đối tác của bạn không tôn trọng và quan đâm đến những nhu cầu của bạn thì bạn đang có một mối quan hệ không lành mạnh. Rất có thể bạn không chỉ bị phớt lờ mà còn bị lợi dụng trong mối quan hệ này.

Ở điểm này chúng ta cần làm rõ họ quan tâm không phải vì chúng ta không có khả năng thực hiện cho mình mà chỉ đơn giản vì bạn là một đối tượng quan trọng cần lưu tâm.

4. Bạn cảm thấy như đang đánh mất chính mình

Những người độc hại có xu hướng tiếp thu, thao túng và uốn nắn người khác để phù hợp với mục đích riêng của họ. Kế hoạch và lợi ích của họ chi phối mối quan hệ. Bạn thường thấy mình làm những việc bạn không muốn chỉ để làm hài lòng họ – vi phạm các giá trị cốt lõi của bạn, đến những nơi khiến bạn không thoải mái hoặc dành thời gian với những người khiến bạn lo lắng.

Đừng bao giờ quên bạn cũng có sức mạnh của riêng mình. Việc nhận ra những khuôn mẫu này và đặt ra ranh giới là tùy thuộc vào bạn — chứ không phải đối tác của bạn. Công việc của bạn là nói không, khẳng định bản thân và sống phù hợp với các giá trị của mình. Những người độc hại thường trở nên bực bội, thất vọng hoặc tức giận khi bạn đặt ra ranh giới hoặc sống theo giá trị của riêng bạn.

Lưu ý: Điều này thường khó có thể tự mình nhận ra vậy nên hãy lắng nghe và hỏi ý kiến bạn bè thân thiết hoặc người thân trong gia đình. Những người gần gũi nhất với chúng ta thường có thể nhìn thấy những thứ mà chúng ta không thể.

5. Thường xuyên bị phán xét

Tất cả chúng ta đều có những điều kỳ lạ về mình khiến cuộc sống vừa vui vẻ vừa đầy thử thách. Thứ nuôi dường một mối quan hệ là sự tò mò chứ không phải phán xét. Nếu bạn thích dậy sớm và vợ/chồng bạn thích ngủ nướng thì thay vì nói: “Anh nên dậy sớm hơn!” hãy hỏi: “Tại sao anh lại thích ngủ muộn thế?”

Một người độc hại sẽ tiếp cận bạn với sự lên án chứ không phải lòng trắc ẩn. Họ sẽ sử dụng những sai lầm trong quá khứ của bạn làm vũ khí.

6. Bạn cảm thấy bị coi thường và xấu hổ.

Người này có khiến bạn cảm thấy kém cỏi hơn không? Họ có coi thường bạn hay hạ thấp bạn không? Làm cho bạn cảm thấy ngu ngốc hay xấu hổ? Đây đều là dấu hiệu của sự non nớt về mặt cảm xúc – và là dấu hiệu rõ ràng cho thấy đó là một mối quan hệ độc hại. Những người chưa trưởng thành về mặt tâm lý cần phải tự chống đỡ trước hàng đống sai lầm, thất bại và thiếu sót của người khác. Khi không thể tìm thấy điều gì đó tồi tệ để chỉ ra, họ có xu hướng bịa đặt hoặc nhắm vào quá khứ.

7. Bạn không nhận được sự đồng cảm

Sự đồng cảm giống như một cặp kính bạn đeo vào để nhìn thế giới qua con mắt của người khác. Đơn giản là thấu hiểu những gì người khác đang trải qua thay vì giảng giải cho họ về lý do tại sao họ nên biết ơn khi gặp khó khăn, hay nhắc nhở những người đang sống tốt về tất cả những đau khổ trên thế giới này.

Một người độc hại quá tập trung vào nhu cầu và mong muốn của bản thân, khiến họ mù quáng trước thực tế của những người xung quanh. Khi bạn cởi mở và chia sẻ trái tim mình với một người độc hại, bạn sẽ gặp phải sự thờ ơ thay vì đồng cảm và sự chuyển hướng thay vì ăn mừng. Họ có thể loại bỏ bạn khi bạn chia sẻ những điều quan trọng với họ và tìm cách quay lại cuộc trò chuyện của chính họ.

8. Bạn đang đóng một vai trò không bình thường

Chúng ta thường tái hiện lại những động lực gia đình và những câu chuyện quan hệ thời thơ ấu trong các mối quan hệ khi trưởng thành. Dù tốt hay xấu, những câu chuyện này đều là lộ trình sống của chúng ta. Ví dụ, một người phụ nữ có thể kết hôn với một người đàn ông ngồi dành cả ngày nằm dài trên sofa và chơi trò chơi điện tử để cô ấy có thể hoàn thành vai trò làm mẹ chỉ vì đó là hình ảnh mà cô ấy thấy trong gia đình mình khi còn nhỏ.

Bị mắc kẹt trong một vai trò không bình thườnglà dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại bởi vì một mối quan hệ như thế không thể mang lại sự sống và hỗ trợ lẫn nhau. Người ở cùng bạn có sẵn sàng phát triển và chịu trách nhiệm về bản thân không? Bạn có sẵn sàng phát triển không? Bởi vì chỉ khi chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò vô thức của mình thì chúng ta mới bắt đầu hàn gắn và thay đổi những gì được trao truyền lại từ thế hệ trước.

10. Bạn cảm thấy bị kiểm soát hoặc thao túng.

Một người độc hại luôn ép buộc phải nghiêng cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho họ. Họ có thể liên tục kiểm tra bạn hoặc liên tục hỏi thăm bạn về nơi bạn sẽ đến và việc bạn đang làm. Đối tác của bạn có thể vũ khí hóa mối quan hệ để lôi kéo bạn làm việc gì đó. Họ có thể rút lui khi bạn làm họ khó chịu và quay lại khi bạn làm điều gì đó đúng với những gì họ muốn.

10. Bạn đang sống trong cơn thịnh nộ

Những người độc hại thường chỉ trích, chế giễu và thường xuyên mỉa mai. Có phải bạn có cảm giác luôn đi trên vỏ trứng xung quanh người này? Có phải họ luôn thất vọng vì điều gì đó? Họ có bùng nổ trong cơn thịnh nộ không? Một người thường xuyên tức giận sẽ không có cảm xúc tốt và không thể trở thành một đối tác hỗ trợ. Khi bạn cảm thấy mình phải trốn tránh, bạn biết điều đó thật độc hại.

11. Sự ghen tuông mãnh liệt ảnh hưởng đến hành động của bạn.

Có sự khác biệt giữa việc nhớ nhung một ai đó và việc nổi cơn ghen tuông hung hăng khi họ sống cuộc sống của riêng mình. Nếu người kia có phản ứng ghen tị với những hoạt động bình thường của bạn – hoặc bạn cảm thấy ghen tị một cách không cần thiết khi họ làm những việc mà không có bạn, đó có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại.

 

Nguồn: www.ramseysolutions.com

Biên dịch: Ngọc Phạm

 

—————————
VCP – Tâm lý học tâm thức Việt Nam
• Hotline/Zalo: 0328372737
• Email: tamlyhoctamthuc.vn@gmail.com
• Website: tamlyhocvn.com
Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo