BẠN CẢM THẤY CẢM XÚC Ở ĐÂU TRÊN CƠ THỂ MÌNH?

Bạn đã bao giờ có cảm như “lanh sống lưng”, “dựng tóc gáy” hay “nóng ruột” chưa? Có thể khi nhận thấy hay nói ra những cảm giác như vậy bạn cũng không quan tâm quá nhiều nhưng thực tế thì những hiện tượng tưởng chừng vô nghĩa đó lại mang theo nhiều sự thật hơn bạn nghĩ. Bản đồ cơ thể có thể nói cho bạn biết lý do tại sao.

Cũng giống như lo lắng và trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng về mặt thể chất, những cảm xúc dường như cũng tập trung một một hoặc vài bộ phận trên cơ thể khi chúng xảy đến. Những cảm giác chính là cách mỗi chúng ta tương tác với thế giới nhưng lại rất ít người chịu dừng lại cảm nhận và tìm hiểu xem nó có tác động đến chúng ta như thế nào.

Nếu bạn từng gặp khó khăn trong việc gọi tên cảm xúc thì việc hiểu khái niệm về cảm xúc thể chất và nơi chúng tồn tại sẽ giúp bạn cảm thấy hòa hợp hơn với cơ thể mình. Bản đồ cơ thể có thể không phải là một giải pháp cụ thể cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn cần một chút trợ giúp để giải mã cảm xúc của mình, thì nó là một lựa chọn phù hợp để bắt đầu. Ngoài ra, chúng tôi đã nói chuyện với các nhà trị liệu cơ thể để biết các mẹo điều chỉnh khi bạn sẵn sàng kết nối tốt hơn với cơ thể mình.

Giải pháp này có hiệu quả không?

Bạn có thể đã nghe nói về bánh xe cảm xúc, nó giúp bạn phân loại cảm xúc từ đó hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra với mình. Tìm hiểu về biểu đồ cảm xúc trên cơ thể cũng có chức năng tương tự như vậy và bổ sung thêm việc cung cấp cho chúng ta bộ công cụ để để học cách giao tiếp với cơ thể. Hiệu quả của nó cũng tùy thuộc vào sự phù hợp của mỗi người.

Vậy chính xác thì cảm xúc nằm ở đâu trong cơ thể chúng ta?

Dựa trên một nghiên cứu vào năm 2004 của Enrico Glerean, PGS.TS về Công nghệ và các đồng nghiệp của ông dưới đây là 13 cảm xúc và các bộ phận cơ thể tương ứng mà chúng kích hoạt hoặc không kích hoạt. Giống như với bản đồ thân nhiệt, nhiệt độ tăng tương ứng với màu ấm (đỏ, cam vàng), trong khi phản ứng giảm tương ứng với màu lạnh (xanh dương, lục, chàm).

 

body map emotions

Nếu tôi không thể tìm thấy cảm xúc của mình thì sao?

Tanmaya Goerge, một nhà thực hành trải nghiệm cơ thể được chứng nhận cho biết: “Đôi khi những cảm xúc vi tế đến mức ta cần phải có đủ thời gian tìm kiếm từ vựng để mô tả về chúng”. Muốn cảm nhận được một cảm xúc và gọi tên nó bạn cần phải chậm lại. Và để cảm nhận được điều đó bạn cần phải thực hiện quét cơ thể một cách có chánh niệm.

Cô nói:”Khi một người có cảm xúc sợ hãi nó sẽ gây ra hiện tượng đóng băng chính vì thế mà chúng ta cảm thấy bị tê liệt thay vì có cảm giác cụ thể. Điều này giống như chúng ta đang trải qua một cú sốc, khi mọi chuyện qua đi cú sốc cũng dần tan biến và những cảm giác tiềm ẩn bắt đầu được bộc lộ”

Điều chỉnh cơ thể của bạn và tập trung và hướng sự chú ý đến nơi những cảm giác đang dâng cao là cách tốt nhất để xác định cảm xúc. Goerge cũng thường đưa ra chỉ dẫn như sau với khách hàng của mình khi họ rơi vào hố đen tuyệt vọng:

“Di chuyển bàn tay và bàn chân của bạn một cách nhẹ nhàng , chà xát chúng trên một bề mặt bất kì để cảm nhận các chi của bạn rồi kết nối với cảm giác đó.

Hãy tìm những hình dạng và đồ vật dễ chịu và cho phép bản thân dành thời gian để tiếp thu những trải nghiệm khi nhìn chúng. Nó khiến bạn cảm thấy thế nào?

Cảm giác nào được khơi gợi khi bạn tiếp nhận mùi hương, hình dạng, màu sắc và âm thanh?

Nhẹ nhàng định hướng không gian bạn đang ở và nhìn mọi thứ như thể bạn thấy nó lần đầu tiên.

Hãy tập trung vào sự khó chịu. Bạn cũng có thể chạm vào vùng đang có cảm giác khó chịu và cảm nhận hơi ấm bàn tay của mình.”

Hãy thử bài tập nhỏ này để điều chỉnh và giải phóng cảm xúc.

Hilary Jacobs Hendel, một nhân viên xã hội lâm sàng được cấp phép và là tác giả của cuốn sách “Không phải lúc nào cũng trầm cảm” cũng có những lời khuyên khi cảm xúc đang thống trị một bộ phận nhất định trên cơ thể bạn, chẳng hạn như lo lắng trong bụng. Cô đề nghị giảm bớt sự kích thích bằng cách đi vào phòng tối (nếu có thể) và điều chỉnh dạ dày của bạn bằng cách thở sâu bằng bụng. Hendel nói: “Thở sâu bằng bụng sẽ kích thích dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh phế vị là dây thần kinh kích hoạt cảm xúc chạy qua mọi cơ quan trong cơ thể. Khi chúng ta thở sâu, nó sẽ kích thích phần làm dịu của dây thần kinh phế vị. Đến hơi thở thứ năm hoặc thứ sáu, bạn bắt đầu thấy sự thay đổi. Một khi bạn đang hít thở sâu và tiếp cận bản thân với sự tò mò, lòng trắc ẩn và lòng tốt, thì bạn sẽ muốn cố gắng xác định và gọi tên tất cả những cảm xúc đang xuất hiện và xử lý những gì đang kích động bạn.”

Giữ vững tinh thần là một mẹo hữu ích khác khi bạn cảm thấy cảm xúc dâng trào trong cơ thể. “Việc đặt chân xuống sàn giúp não bạn biết rằng có mặt đất bên dưới bạn. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là những điều giúp não bộ bình tĩnh lại”, Hendel nói.

Tại sao cần làm việc với cảm xúc của mình?

Vấn đề của cảm xúc là bạn phải trải nghiệm chúng chứ không phải nghĩ cách để thoát khỏi một cảm xúc.

Kết nối tâm trí và cơ thể là điều không thể thiếu để bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn. Trên thực tế, theo Hendel, phớt lờ, chôn vùi hoặc ngăn chặn cảm xúc có thể góp phần gây ra nhiều bệnh tật hơn. Ví dụ, khi mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể yếu đi, bạn có thể bỏ bê sức khỏe cảm xúc và/hoặc thể chất của mình.

Hoặc bạn cũng có thể cảm thấy xấu hổ với mọi người xung quanh vì những cảm xúc của mình, chẳng hạn như trầm cảm. Về điều này, Hendel muốn nhấn mạnh rằng bạn không có vấn đề gì cả. Đôi khi môi trường của bạn có thể gây tổn thương và khiến bạn hình thành “cảm giác thể chất tồi tệ theo đúng nghĩa đen”. Hoặc, giống như sự lo lắng, những cảm giác không đủ tốt này có thể biểu hiện ra bên ngoài cơ thể bạn. Với việc làm sáng tỏ cảm xúc của mình có thể khiển bạn vượt qua những giai đoạn choáng ngợp như vậy. Theo nghiên cứu năm 2014 đã đề cập trước đó, việc xác định những thay đổi của cảm xúc có thể giúp chúng ta hiểu được quá trình xử lý, chuyển hóa cũng như xác định các rối loạn tâm thần như trầm cảm hoặc lo âu.

Khi nào bạn nên tìm đến một chuyện gia để trò chuyện về cảm xúc của mình?

Bản đồ cơ thể này không được sử dụng thay thế cho một chuyên gia sức khỏe tinh thần. Giống như bánh xe cảm xúc, bản đồ là một khái niệm sáng tạo giúp nhận diện cảm xúc, đặc biệt là trong những khoảng thời gian khó khăn. Tuy nhiên mỗi công cụ sẽ có độ phù hợp khác nhau theo từng đối tượng. Vậy nên tốt nhất là bạn nên nói chuyện với một chuyên gia, một nhà trị liệu có thể giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về sức khỏe tâm thần của mình. Họ cũng sẽ giúp bạn biết cách sử dụng các công cụ, từ hơi thở cho đến biểu đồ cơ thể.

Theo Goerge: “Trong liệu pháp kết nối cơ thể và tâm trí, chúng tôi không tập trung vào việc phân tích cảm giác và cảm xúc mà thay vào đó là khuyến khích khách hàng cảm nhận chúng trong cơ thể. Thay vì đặt tên hãy kết nối trực tiếp với cảm xúc đó, hiểu rằng nó chính là một dạng năng lượng. Khi đó bạn sẽ cho phép nguồn năng lượng đó được giải phóng ra khỏi cơ thể.” Chính vì thế việc tìm đến những chuyên gia là rất quan trọng trong việc định hướng cho bạn góc tiếp cận và nguyên lý vận hành của các phương pháp.

 

Biên dịch: Ngọc Phạm

Nguồn: greatist.com

—————————
VCP – Tâm lý học tâm thức Việt Nam
• Hotline/Zalo: 0328372737
• Email: tamlyhoctamthuc.vn@gmail.com
• Website: tamlyhocvn.com
Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo