“VIỆC GIAO TIẾP VÀ THẤU HIỂU SÂU SẮC VỀ NHAU LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI”

Con người không phải là một cỗ máy để mà tháo rời rồi thay thế các bộ phận sao cho phù hợp với mục đích tùy theo hoàn cảnh. Còn có mọt câu nói rằng con người luôn mang theo toàn bộ lịch sử nhân loại. Nói một cách đơn giản, lịch sử của nhân loại được khắc ghi bên trong cuộc đời của một con người. Gia đình cũng tương tự như vậy.

Các bạn đã tìm hiểu được từ trong cuốn sách này rằng có một sự lặp lại trải dài qua nhiều thế hệ trong các vấn đề, xung đột của một gia đình. Vấn đề của một gia đình là một phần lịch sử lâu đời của chính gia đình ấy. Chính những phần như thế này tạo ra khó khăn khi giải quyết các vấn đề trong gia đình.

Gia đình luôn muốn giải quyết vấn đề bằng cách chỉ điểm một người hay một sự kiện cụ thể nào đó. Tuy nhiên đó chỉ là một phần, chỉ là một triệu chứng thể hiện khuôn mẫu đã được lặp đi lặp lại hàng chục năm qua nhiều thế hệ.

Các bạn cần nhớ là các vấn đề trong đoàn thể xã hội, trong đó có gia đình, không phải bỗng nhiên nảy sinh. Và sự thay đổi của vấn đề không chỉ là sự thay đổi của một người. Nó có thể là một khuôn mẫu đã lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ. vậy làm thế nào để có thể phá vỡ được khuôn mẫu này?

Chúng ta cần phải biết được rằng rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra trong gia đình chúng ta, nguyên nhân và kết quả của xung đột ấy là như thế nào, khuôn mẫu được lặp đi lặp lại ra sao. Những người gây ra sự đau khổ và xung đọt lớn nhất ở trong gia đình mình có thể không cảm nhận được rõ vấn đề như các thành viên khác. Các thành viên khác kêu gào mệt đến chết đi được, nhưng những người ấy không thể hiểu nỗi đau ấy và tự hỏi tại sao điều đó là vấn đề và vẫn sống bình thường. Điều cần thiết ở đây là suy nghĩ về việc thay đổi hệ thống quan hệ.

“Nghe thật mâu thuẫn nhưng ta có thể thay đổi khi chấp nhận bản thân như vốn là”_Carl Rogers

Có một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng khi ta thay đổi quá nhiều, ta sẽ quay trở lại vị trí cũ. Tôi muốn nhấn mnahj là sự thay đổi trong mối quan hệ cần bước từng bước một, không nên quá nhanh. Sự thay đổi như vậy bắt đầu từ “việc hiểu” rằng hình ảnh bản thân trong các mối quan hệ mà ta đang nghĩ đến có thể không phải là tất cả. Vì vậy, tôi khuyến khích sự thay đổi dần dần để có được sự thay đổi thực sự.

Sự thay đổi trong mối quan hệ không xảy ra với sự thay đổi của chỉ một người. Những người trong cuộc đều cần thay đổi. Nếu chỉ thay đổi những người liên tục gây ra xung đột và căng thẳng cho những người xung quanh, mọi thứ có vẻ như đã được giải quyết nhưng không phải như vậy.

Khi một người nghiện rượu hồi phục, những thành viên khác trong gia đình – người đã mong muốn điều đó khó có thể đảm đương sự thay đổi sau khi người nghiện rượu hồi phục. Trái lại, khả năng cao còn có thể ly hôn hay gia đình tan vỡ.

Vậy nên để có được sự thay đổi trong một mối quan hệ, toàn bộ các thành viên tỏng gia đình hay tập thể cần phải thay đổi, chứ không chỉ là một người. Sự thay đổi ở đây chính là sự thay đổi trong mối quan hệ và giao tiếp.

Những thứ như “Chúng ta phải thế này, chúng ta phải được tầm này!” rất khó có thể trở thành nguồn động lực cho sự thay đổi nền tảng. Vì nó thiếu đi sự kiên trì, nhẫn nại. Sự thay đổi của mối quan hệ không phải là mục đích một chiều để đạt được điều gì đó. Thay vì đặt ra một mục đích nào đó, việc giao tiếp và thấu hiểu sâu sắc về nhau là động lực thúc đẩy sự thay đổi.

Cho đến thời điểm này, chúng ta đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần những từ như thấu hiểu và đồng cảm. Một cách diễn đạt khác của sự thấu hiểu và đồng cảm là tình yêu hay tình bạn. Chúng ta trải qua rất nhiều nỗi đau, tổn thương và xung đột trong các mối quan hệ. Chính tình yêu và tình bạn sẽ biến đổi và hồi phục những mối quan hệ này.

Hãy nhớ rằng cố gắng đồng cảm và thấu hiểu sâu sắc các thành viên trong gia đình hay bạn bè là một phần của sự nỗ lực không ngừng nghỉ để bảo vệ tình yêu và tình bạn với họ.

Biên dịch: Ngọc Phạm

Nguồn: Sách “Tâm lý học mối quan hệ”, Choi Kwanghyun

Nguồn ảnh: Behance.net

—————————

VCP – Tâm lý học tâm thức Việt Nam

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo