ĐỪNG LÀM GÌ CẢ, HÃY CÓ MẶT THÔI!

“Phương pháp giao tiếp giúp con người khơi dậy lòng trắc ẩn và ý muốn cho đi từ trái tim”. Một công cụ không thể thiếu để giúp mỗi người có đời sống nội tâm, đời sống xã hội và những mối quan hệ chất lượng, lành mạnh và hài hòa hơn.

Thấu cảm (empathy) nghĩ là thấu hiểu và chia sẻ trân trọng với những gì người khác đang trải qua. Trang Tử, triết gia người Trung Quốc nói rằng sự thấu cảm đòi hỏi chúng ta lắng nghe người khác với toàn bộ tâm hồn mình: “Lắng nghe bằng đôi tai là một cấp độ. Lắng nghe bằng tâm trí là một cấp độ khác. Nhưng cấp độ sâu sắc nhất chính là lắng nghe bằng tâm hồn. Năng lực này đỏi hỏi chúng ta tạm dừng những suy nghĩ trong tâm trí. Khi những  suy nghĩ trong tâm trí tạm dừng, toàn bộ tâm hồn của chúng ta lắng nghe. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ nghe thấy những điều mà chúng ta có thể không bao giờ nhận ra nếu chỉ sử dụng đôi tai hoặc tâm trí”.

Sự thấu cảm với người khác xuất hiện chỉ khi chúng ta buôn gbor những định kiến và phán xét về người khác trong tâm trí mình. Martin Buber, triết người Isarel miêu tả “Sự có mặt” (presence) mà cuộc sống đòi hỏi ở chúng ta:”Giống như một đứa bé mới chào đời, mỗi hoàn cảnh sống đều có một khuôn mặt mới, không giống bất kỳ một hoàn cảnh nào khác đã xảy ra trong quá khứ hay sẽ xảy ra trong tương lai. Nó đòi hỏi từ bạn một sự phản ứng không thể được chuẩn bị từ trước. Nó đòi hỏi sự có mặt, sự trách nhiệm; nó đòi hỏi chính bạn.”

Việc duy trì sự có mặt để thấu cảm là không dễ dàng, Simone Weil, triết gia người Pháp nói: “Khả năng hoàn toàn có mặt với một người đang đau khổ là một điều rất hiếm và rất khó. Nó là một phép màu. Hầu hết những người nghĩ họ có khả năng này đều không có”. Thay vì thấu cảm chúng ta lại có khuynh hướng động viên, khuyên bảo hoặ cnois về mình. Ngược lại, sự thấu cảm đòi hỏi chúng ta hoàn toàn chú tâm vào người kia và cho họ không gian và thời gian để giãi bày tâm sự và cảm thấy được thấu hiểu. Có một câu nói rất hay trong Phật giáo miêu tả khả năng này:”Đừng làm gì cả, hãy có mặt thôi”.

Nếu ai đó đang cần sự thấu cảm mà chúng ta lại cố gắng động viên hay khuyên bảo, thì nhiểu khả năng chúng ta sẽ làm tình hình trở nên tệ hơn. Tôi đã học được bài học này từ con gái mình. Một ngày nọ, con bé nhìn vào gương và nói:”Mình xấu như một con heo”. Nghe vậy tôi cố gắng động viên;”Con là sinh vật đẹp nhất mà Thượng đế từng tạo ra.” Con bé nhìn tôi với ánh mắt hình viên đạn, ròi khỏi phòng và đóng sập cửa. Sau đó tôi nhận ra điều con bé cần trong khoảnh khắc đó chính là thấu cảm. Thay vì lời động viên không đúng lúc của mình, tôi có thể nói:”Có phải con thất vọng với ngoại hình của mình hôm nay?”

Holly Humphrey, bạn tôi đã xác định một vài hành vi phổ biến khiến chúng ta không thể hoàn toàn có mặt để đồng cảm với người khác. Dưới đây là các ví dụ:

  • Khuyên bảo: “Tôi nghĩ bạn nên…”,”Sao bạn không…?”
  • Nói về mình:”Chuyện này đã là gì, nghe chuyện đã xảy ra với tôi này”
  • Dạy bảo:”Đây là một trải nghiệm tốt với bạn, nếu bạn…”
  • An ủi:”Đó không phải lỗi của bạn; bạn đã cố hết sức rồi…”
  • Kể chuyện:”Chuyện này làm tôi nhớ lại khoảng thời gian…”
  • Động viên:”Vui lên. Đừng buồn thế.”
  • Thương hại:”Bạn thật tội nghiệp”
  • Chất vấn:”Chuyện này bắt đầu từ khi nào?”
  • Giải thích:” Tôi không gọi cho bạn là vì…”
  • Chỉnh sửa:”Đó không phải là chuyện đã xảy ra”.

Sự hiểu biết ở mức độ lý trí gây cản trở sự thấu cảm. Khi làm như vậy, chúng ta đang đánh giá, thay vì kết nối với người khác.

Tóm lại, yếu tố quan trọng nhất của thấu cảm là sự có mặt (presence): chúng ta hoàn toàn có mặt với người khác và những gì họ đang trải qua. Chính phẩm chất của sự có mặt này làm thấu cảm khác với sự hiểu biết về mặt lý trí, hay đồng hóa cảm xúc. Mặc dù đôi lúc chúng ta chọn đồng hóa cảm xúc với người khác bằng việc cũng trải qua cảm xúc giống họ, chúng ta cần ý thức rằng vào thời khắc đó, chúng ta đang không thấu cảm.

 Trong NVC, bất kể người khác nói gì đi nữa, chúng ta cũng chỉ lắng nghe 4 yếu tố sau của họ: quan sát, cảm xúc, nhu cầu, đề xuất. Tưởng tượng bạn mới cho người hàng xóm mới mượn xe hơi để giải quyết một vấn đề khẩn cấp. Khi gia đình bạn phát hiện ra. Họ giận dữ nói:”Con thật ngu ngốc khi tin tưởng người lạ.” Lúc này thay vì (1) dằn vặt bản thân hoặc (2) chỉ trích người kia, bạn có lựa chọn thứ ba: lắng nghe bôn syếu tố của họ.

Ví dụ, trong tình huống này, rõ rang là gia đình bạn đang phản ứng với việc bạn cho một người khá xa lạ mượn xe (quan sát). Trong những hoàn cảnh khác, yếu tố quan sát của người khác có thể không rõ ràng như vậy. 

 

Bài viết này được trích từ cuốn sách:”Giao tiếp bất bạo động, ngôn ngữ của lòng trắc ẩn” của tác giả Marshall B.Rosenberg

—————————
VCP – Tâm lý học tâm thức Việt Nam
• Hotline/Zalo: 0328372737
• Email: tamlyhoctamthuc.vn@gmail.com
• Website: tamlyhocvn.com
Bài viết liên quan